QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM: ĐIỂM TỰA CHO TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Cập nhật lúc: 21:00 11/04/2018

Trải qua gần 15 năm hoạt động, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ được hàng ngàn trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mang đến cho các em một tương lai tươi sáng và tốt đẹp. Để có được những kết quả trên, Quỹ đã tập trung vào hỗ trợ thực hiện các nhóm Quyền cơ bản của trẻ em thông qua các hoạt động: Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng – (1) Thực hiện Quyền được sống (phẫu thuật tim, phẫu thuật mắt, phẫu thuật nụ cười, phẫu thuật dị tật vận động, xây dựng công trình nước sạch, cấp phát sữa và các sản phẩm dinh dưỡng…); Hỗ trợ giáo dục – (2) Thực hiện Quyền được phát triển (Hỗ trợ học bổng, hỗ trợ dụng cụ học tập, cấp xe đạp, xây dựng sửa chữa lớp học, hỗ trợ đỡ đầu và bảo trợ dài hạn…); Hoạt động bảo vệ - (3) Thực hiện Quyền được bảo vệ (Hỗ trợ phục hồi chức năng tại cộng đồng, cấp xe lăn, cặp phao cứu sinh…); Hoạt động thực hiện Quyền được tham gia của trẻ - (4) Thực hiện Quyền được tham gia (Hỗ trợ điểm vui chơi, hỗ trợ trẻ em tham gia các sự kiện nhân dịp Lễ Tết…); Hỗ trợ độ xuất và các hỗ trợ khác theo tôn chỉ mục đích hoạt động của Quỹ.
1. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
a. Chương trình Vì ánh mắt trẻ thơ (phẫu thuật cho trẻ em bị dị tật mắt)
- Từ năm 2002 đến nay, Quỹ BTTE đã phẫu thuật cho hơn 1.000 ca mắt trẻ em.
Chi phí hỗ trợ đinh mức trung bình từ 3-5triệu đồng/ca.
b. Chương trình vì trái tim trẻ thơ (phẫu thuật cho trẻ em bị dị tật tim bẩm sinh).
 Từ năm 2005 đến nay, Quỹ BTTE đã hỗ trợ cho 510 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, chi phí hỗ trợ trung bình từ 40-70 triệu đồng/ca.
c. Chương trình “Vững bước em đi” (phẫu thuật dị tật vận động).
- Từ năm 2003 đến nay, Quỹ BTTE đã hỗ trợ phẫu thuật cho 570 trẻ em, chi phí phẫu thuật khoảng 3 triệu đồng/ca.
d. Chương trình Phẫu thuật nụ cười: Từ năm 2002 đến nay đã phẫu thuật cho 1.974 trẻ em với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng.
e. Tổ chức các sự kiện nhân dịp tết nguyên đán, 1/6 và Trung thu: hơn 15 ngàn trẻ em được tặng quà và tham gia các hoạt động vui chơi, giao lưu với lãnh đạo trong tỉnh.
2. Hỗ trợ các hoạt động giáo dục:
a. Chương trình cấp học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: Từ năm 2002 đến nay Quỹ BTTE đã cấp hơn 4.868 suất học bổng cho trẻ em nghèo học giỏi, con thương binh, liệt si; trẻ em dân tộc thiểu số…với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng.
Mỗi suất học bổng từ 500.000à1.200.000đồng
b. Hỗ trợ xe đạp: Để giúp cho trẻ em có phương tiện đi lại, giảm tỷ lệ bỏ học, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã tổ chức trao xe đạp cho 248 trẻ em tại các huyện, thị xã, thành phố với kinh phí 404 triệu đồng.
c. Chương trình xây dựng lớp học mầm non cho trẻ em những vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: Quỹ đã hỗ trợ xây dựng được 13 điểm trường mẫu giáo cho 6.500 trẻ em được hưởng lợi với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng.
e. Hỗ trợ xây dựng 10 điểm vui chơi cho trẻ em vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn với kinh phí hơn 500 triệu đồng.
3. Hoạt động bảo vệ trẻ em:
a. Chương trình xây dựng trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại cộng đồng: từ năm 2002 đến nay có hơn 1.000 trẻ em được hưởng lợi với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng.
b. Hỗ trợ cấp 1.010 chiếc xe lăn cho trẻ em bị tàn tật.
c. Hỗ trợ cấp phao cứu sinh cho trẻ em vùng sông nước.
d. Chương trình xây dựng mái ấm tình thương: hỗ trợ xây dựng 71 ngôi nhà tình thương cho 284 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ với kinh phí hơn 2 tỷ đồng.
Trải qua gần 15 năm, đã có hơn 61 ngàn trẻ em được hưởng lợi, được trợ giúp thông qua các hoạt động trên của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, để có được những con số ấn tượng trên, không thể không nói đến sự ủng hộ  quý báu, nghĩa tình  cả về vật chất cũng như tinh thần của các tổ chức, cá nhân đã gắn bó với công tác trẻ em ở Đắk Lắk trong nhiều năm qua.
Bằng những nỗ lực hoạt động đã mang lại hiệu quả cho xã hội, tổ chức Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã thực sự trở thành chỗ dựa vật chất và tinh thần với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk.  
                                                                                                                                                                                           -G.Linh-